Răng khôn được xem là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trong độ tuổi trưởng thành. Trong thời kỳ mọc răng khôn, không ít người gặp phải tình trạng đau đớn, khó chịu kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống hằng ngày. Do răng khôn nằm sâu trong hàm, không đủ không gian để mọc bình thường nên hay mọc lệch, mọc ngược và chèn ép vào các răng khác. Vậy có nên nhổ răng khôn hay không? Cùng nha khoa Ngân Phượng tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Răng khôn là gì? Vị trí răng khôn
Răng khôn, thường được gọi với tên là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường mọc ở độ tuổi 17-25. Về chức năng, chiếc răng này vốn không có nhiều chức năng nhiều nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho con người. Chính vì vậy, việc nhổ hay không nhổ răng số 8 cũng được mang ra tranh cãi khá nhiều.
Trên thực tế, con người thường có khoảng 28-32 chiếc răng trên hàm răng, bao gồm cả 4 chiếc răng số 8. Nếu hàm răng không còn chỗ cho răng 8 mọc, chúng sẽ thường mọc xiên, mọc lệch. Chúng có thể xuất hiện ngược về phía xương hàm và đâm thẳng về hướng răng hàm lớn thứ 2. Răng số 8 thường nhú lên một phần thì ngưng và không mọc nữa. Một số răng nhú lên trên phần lợi, một số vì mọc nghiêng nên không thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, chính những chiếc răng như thế này lại tác động mạnh đến răng 7 bên cạnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng số 8 với nhiều người.
2. Dấu hiệu phát hiện răng khôn
Răng số 8 là răng cuối cùng mọc trên cung hàm, chỉ mọc khi hàm răng đã phát triển ổn định. Chính vì vậy, răng số 8 không mọc ở trẻ nhỏ. Bạn có thể đang mọc răng khôn khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
2.1. Đau nhức, khó chịu ở hàm răng
Biểu hiện đau nhức, khó chịu ở hàm răng là tình trạng khá phổ biến đối với người mọc răng khôn. Tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày, thậm chí vài tháng liên tiếp. Răng số 8 không mọc quá nhanh, tùy vào giai đoạn, tình trạng răng miệng và vị trí mọc mà mức độ đau sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, khách hàng chỉ cần chải răng hoặc ăn nhai chạm vào thì tình trạng cơn đau cũng có thể tăng lên.
2.2. Đau hàm, cứng khớp
Rất nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch, va chạm với răng số 7, chèn ép răng số 7 bên cạnh. Điều này gây trở ngại lớn cho hoạt động của răng số 7. Kể cả việc cố gắng mở miệng thì cơn đau vẫn sẽ tăng lên.
2.3. Sốt
Mọc răng số 8 không chỉ gây khó chịu cho răng miệng, mà thường đi kèm với tình trạng viêm nướu. Nguyên nhân được cho là răng mọc lên, tác động lên nướu cùng với sự tấn công của các vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó gây ra tình trạng sưng tấy, sốt, mệt mỏi kéo dài.
2.4. Ăn không ngon miệng
Cơn đau do mọc răng số 8 sẽ xuất hiện liên tục, nhất là khi bạn sử dụng chức năng nhai, cơn đau càng tăng lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, khiến bệnh nhân ăn uống không ngon nên biếng ăn hơn.
3. Có nên nhổ răng khôn không? Trường hợp nào mọc răng khôn phải nhổ?
Hàm răng thường không đủ chỗ để cho răng khôn mọc lên. Chính vì vậy, răng khôn thường bị mọc lệch hoặc bị kẹt, có thể chỉ nhìn thấy một phần răng trồi lên khỏi hàm. Vậy có nên nhổ răng khôn không?
3.1. Trường hợp mọc răng khôn phải nhổ
Theo các chuyên gia, việc loại bỏ răng số 8 là điều cần thiết. Vì chức năng của chúng không nhiều mà lại mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe răng miệng của khách hàng. Đặc biệt là các trường hợp gây ra thay đổi trong khu vực răng mọc như:
- Đau đớn
- Nhiễm trùng
- Khối u
- Tổn thương các răng lân cận
- Viêm nướu/ viêm nha chu
- Sâu răng trên diện rộng
3.2. Trường hợp mọc răng khôn không phải nhổ
Khách hàng có thể lựa chọn không nhổ răng số 8 nếu chúng mọc thẳng, không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Vì là chiếc răng mọc trong cùng trên cung hàm nên thông thường chức năng của chúng không nhiều, lại dễ gây mắc kẹt thức ăn và vi khuẩn, tích tụ mảng bám. Chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng:
- Viêm phúc mạc – khi mảng bám gây nhiễm trùng mô mềm bao quanh răng
- Viêm mô tế bào – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở má, lưỡi hoặc ở cổ họng
- Áp xe – tụ mủ trong răng khôn hoặc mô xung quanh do nhiễm vi khuẩn
- U nang và sự phát triển lành tính – rất hiếm khi mà một chiếc răng khôn chưa cắt qua nướu sẽ phát triển thành một u nang
3.3. Cách khắc phục và ngăn ngừa tình trạng đau răng khôn
Nhiều vấn đề trong số này được điều trị bằng thuốc kháng sinh và nước súc miệng sát trùng. Đau ở hàm trên hoặc hàm dưới thường có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng khôn của bạn đang gây ra vấn đề. Bạn có thể cảm thấy một cảm giác áp lực ở phía sau miệng của bạn. Ngoài ra, mô nướu xung quanh chiếc răng khôn đang mọc thường trở nên nhạy cảm, sưng và viêm.
Để có được quyết định đúng đắn nhất xem có nên nhổ răng số 8 hay không, khách hàng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chụp phim để phán đoán xu hướng mọc, cũng như là tình trạng chiếc răng khôn. Từ đó đưa ra kết luận có nên nhổ răng khôn hay không. Khách hàng hãy lựa chọn cho mình nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên khoa nhổ răng khôn để hạn chế tối đa những biến chứng sau nhổ răng.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe hay thẩm mỹ răng miệng:
Hotline/Zalo tư vấn miễn phí: 0393.555.333 hoặc 076.256.8888 để được tư vấn 24/7.
==============================
Facebook: Nha Khoa Ngân Phượng
Website: nhakhoanganphuong.com
HỆ THỐNG NHA KHOA NGÂN PHƯỢNG
- CS 1: 100 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội
- CS 2: 59 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- CS 3: 67 Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận, TP.HCM